Đại dịch ung thư đang khiến nhiều nghệ sĩ Việt điêu đứng
Mới đây, thông tin nữ diễn viên Mai Phương, nghệ sĩ Lê Bình mắc ung thư phổi đang được giới nghệ sĩ cũng như nhiều người hâm mộ quan tâm. Đặc biệt diễn viên Mai Phương phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn cuối, di căn sang xương khi cô mới 33 tuổi và đang làm một bà mẹ đơn thân.
Những năm gần đây, số nghệ sĩ Việt bị ung thư ngày một nhiều, không chỉ những nghệ sĩ lớn tuổi, mà cả những nghệ sĩ trẻ, đang trên đỉnh cao của sự nghiệp cũng bàng hoàng khi căn bệnh ung thư gõ cửa mà không hề báo trước.
Xót xa những nghệ sĩ Việt qua đời vì ung thư
Sự ra đi vì ung thư của những nghệ sĩ Việt tài năng đã để lại bao nỗi xót thương, tiếc nuối trong lòng khán giả.
Ngày 17/3/2016, Trần Lập đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng vào lúc 12h45 phút, sau gần 5 tháng chống chọi với ung thư đại trực tràng. Trước đó vào tháng 11/2015, Trần Lập đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình việc anh bị ung thư khiến nhiều người lo lắng: “Không hiểu sao mình đón cái tin sét đánh này rất bình tĩnh dù quá bất ngờ, dù không thể tin vào tai. Đúng là mình chưa từng là lính, chỉ là một người con của lính và đã đến lúc phải chiến đấu thực sự rồi. Bắt đầu kể từ lúc này”.
Chàng ca sĩ Wanbi Tuấn Anh có nụ cười thân thiện đang ở thời kỳ rực rỡ nhất của sự nghiệp thì phát hiện mình bị bệnh ‘triệu người mắc một’ – ung thư tuyến yên. Giữa năm 2009, khi cha anh qua đời cũng là lúc anh thấy thị giác của mình ngày càng kém đi. Wanbi Tuấn Anh đã âm thầm đi khám ở rất nhiều bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán có khối u ở tuyến yên trong não, làm ảnh hưởng đến thị lực. Năm 2013, khi ở tuổi 26, Wanbi trút hơi thở cuối cùng, để lại bao nỗi tiếc nuối cho làng nhạc Việt cũng như công chúng vì mất đi một tài năng trẻ.
Với vai diễn “Xuân tóc đỏ” trong vở kịch “Số đỏ”, dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vũ Trọng Phụng, diễn viên Tuấn Dương đã dần trở thành gương mặt quen thuộc của công chúng. Năm 2013, ông qua đời ở tuổi 61 vì căn bệnh ung thư vòm họng.
Nghệ sĩ Duy Thanh phát hiện mắc ung thư phổi từ cuối năm 2012. Năm 2016, ông lại mắc thêm bệnh ung thư thực quản. Ông phải trải qua cuộc phẫu thuật tại Bệnh viện Ung Bướu do xuất hiện nhiều hạch ở cổ. Sau gần 5 năm chống chọi với căn bệnh quái ác, nghệ sĩ Duy Thanh đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 19h38 tối 14/4/2017, hưởng thọ 60 tuổi.
Ngày 18/9/2016, ca sĩ Minh Thuận đã trút hơi thở cuối cùng vào 8h sáng, sau thời gian chạy chữa căn bệnh ung thư phổi. Đến 15h cùng ngày, đại diện gia đình mới chính thức thông báo tin buồn này. Nam ca sĩ – diễn viên ra đi ở tuổi 47.
NSƯT Phạm Bằng sinh năm 1931 tại Hà Nội. Trước khi được đông đảo khán giả biết đến qua chương trình Gặp nhau cuối tuần của VTV và qua nhiều tiểu phẩm hài Tết, ông là một diễn viên kịch có tiếng. Nghệ sĩ Phạm Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc 20h ngày 31/10 sau 2 tháng điều trị ung thư.
Văn Hiệp là một trong những diễn viên không còn xa lạ với khản giả truyền hình cả nước. Mỗi lần nhắc đến ông, người ta lại nhớ tới cái biệt danh Bác trưởng thôn Văn Hiệp. Sau 40 năm cống hiến cho nghệ thuật ông đã mãi mãi ra đi khi tuổi vừa tròn 70 vì căn bệnh ung thư phổi vào tháng 4/2013. Người nghệ sĩ giản dị ra đi để lại trong lòng khán giả nhiều nuối tiếc bởi đến khi cuối đời ông vẫn sống một cuộc sống thiếu thốn, nghèo khó.
Tất cả những câu chuyện trên đây chỉ mới là một phần của bức tranh lớn: hơn 150.000 người mắc ung thư mỗi năm trong đó có hơn 80.000 ca tử vong vì căn bệnh quái ác này. Người Việt đang phải đối mặt với một đại dịch lớn, đại dịch ung thư mà cho đến hiện nay vẫn chưa có vaccin dự phòng.
Người Việt phải làm gì để không bị mắc ung thư?
“Phòng ngừa là chiến lược dài hạn hiệu quả nhất về chi phí cho việc kiểm soát ung thư”- đó là khẳng định của tổ chức Y tế thế giới WHO.
Điều đầu tiên cần phải hiểu, nguyên nhân do đâu mà tỉ lệ ung thư lại gia tăng một cách chóng mặt như hiện nay. Đó chính là hệ lụy của cuộc cách mạng công nghiệp hóa, đô thị hóa, làm thay đổi lối sống, phương thức làm việc, môi trường và cả phương thức tiêu dùng thực phẩm, khiến cho con người phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, bao gồm:
- Thực phẩm chứa hóa chất độc hại, nghèo dinh dưỡng
- Thuốc lá, rượu bia
- Môi trường ô nhiễm
- Lười vận động
- Căng thẳng, stress
- Bức xạ
- Các chất gây ung thư nghề nghiệp
Những yếu tố này gây ra sự ứ động “rác” và “bụi” độc hại trong cơ thể (gốc tự do, AGE, các chất độc,…). Muốn phòng ngừa ung bướu rất cần phải bổ sung thêm các hoạt chất để tăng cường thải độc cho cơ thể.
Khoảng 400 năm trước Công nguyên, Hippocrates đã nói: “Hãy để thức ăn là thuốc và thuốc là thức ăn.” Tuy nhiên cho đến gần đây, các nhà khoa học mới bắt đầu khám phá ra cách mà thức ăn tác động lên sức khỏe của chúng ta, đánh dấu cho sự ra đời của một ngành khoa học mới- Nutrigenomics (gen dinh dưỡng). Nutrigenomics nghiên cứu về cách các thành phần trong thực phẩm tác động lên bộ gen của chúng ta và cuối cùng làm thay đổi hoạt động của tế bào. Lĩnh vực nghiên cứu này đã tạo ra những bước đột phá mới trong lĩnh vực ngăn ngừa ung thư.
Các đây vài thập kỉ, giáo sư Paul Talalay- trưởng khoa Sinh học Phân tử, trường Đại học Y Johns Hopkins, Hoa Kỳ, người đi đầu trong việc ứng dụng nutrigenomics để phòng ngừa ung thư, đã tìm ra một hoạt chất có tên là sulforaphane (SFN) trong bông cải xanh có thể kích hoạt hơn 200 gen bảo vệ tế bào, giúp cho hệ thống thải độc cơ thể làm việc với công suất tối ưu.
Phát hiện này đã được bình chọn là 1 trong TOP 100 đột phá khoa học của thế kỉ 20 và được vinh danh trên trang nhất tạp chí danh tiếng New York Times. Sulforphane đã tạo ra một xu hướng mới trong lĩnh vực phòng chống ung thư: “Tăng cường thải độc để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây ung thư, trước khi chúng kịp tấn công và làm tổn thương các tế bào”.
“Phòng chống ung thư không phải là việc gì đó xa xỉ. Đó cũng không phải việc bạn “nên làm” mà là việc bạn “bắt buộc” phải làm.”- Paul Talalay.
Trong bản đồ gen người có khoảng 300.000 gen thì các nhà khoa học đã phát hiện 50 gen sinh ung thư. Bởi vậy, ai cũng có nguy cơ mắc ung thư. Nhưng chúng ta có thể giảm nguy cơ ung thư của mình bằng các hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy cơ và tăng cường các yếu tố bảo vệ. Thải độc là một xu hướng mới được các nhà khoa học đánh giá cao trong việc tăng cường hàng rào bảo vệ của cơ thể, ngăn ngừa ung bướu đã được các nước phát triển áp dụng cách đây vài thập kỉ.
Tiến sĩ Rudy Simons, chuyên gia thải độc đến từ Thụy Sĩ cho biết: “Ở đất nước Thụy Sĩ chúng tôi, mọi người coi việc thải độc là cần thiết, giúp thanh lọc cơ thể, cho tinh thần thoải mái, và bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là những người trên 40 tuổi, những người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và sử dụng thuốc tây.”
Đầu tư cho dự phòng là đầu tư hiệu quả nhất, kinh tế nhất. Bạn sẽ không lường hết được những mất mát khi bạn hay người thân trong gia đình không may mắc phải căn bệnh này. Vì vậy, khi còn có thể lựa chọn, hãy chọn chủ động thải độc để phòng ngừa ung bướu ngay từ hôm nay! Liên hệ tổng đài 1800 1796 (miễn cước) để được tư vấn về phương pháp thải độc phòng ngừa ung bướu cho bản thân và gia đình!