Vứt ngay máy khử ozone đi nếu không muốn mang bệnh vào người
Liên tục trong khoảng thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc về vấn đề thực phẩm bẩn bị phát hiện, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Người tiêu dùng trở nên hoang mang, không phân biệt được đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm bẩn. Canh cánh trước nỗi lo thực phẩm không an toàn, người dân đã đổ xô đi mua máy “giải độc” thực phẩm bằng máy ozone.
Người người, nhà nhà “rủ nhau” mua máy ozone để “giải độc” thực phẩm
Trước nguy cơ thực phẩm bẩn đang hoành hành, nhiều người đã coi máy ozone là giải pháp để tự bảo vệ mình cùng gia đình khỏi nguy cơ ngộ độc tiềm ẩn từ rau quả ngâm tẩm hóa chất, có dư lượng thuốc trừ sâu tới thịt gia súc, gia cầm nhiễm khuẩn hay có dư lượng chất kháng sinh, chất tăng trưởng,…
Chị Nguyễn Thị Loan (hẻm 134, đường Quang Trung, Gò Vấp, TP.HCM) cho biết vì lo sợ thịt bẩn, nhiễm hóa chất nên gia đình chị đã đầu tư một máy khử độc bằng khí ozone để hạn chế chất độc trong thực phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế thì chị cũng không biết thực hư công dụng của máy tới đâu. Chị Loan phân trần:
“Tôi chỉ nghe người bán giới thiệu, máy “giải độc” có năng phân huỷ hoàn toàn thuốc trừ sâu và diệt 99,99% vi khuẩn có hại trong rau quả thực phẩm nên mua về sử dụng. Nghe nói, máy “giải độc” có thể khử mùi hôi trong tủ lạnh, lò vi sóng, bảo quản rau quả thực phẩm tươi ngon lâu hơn, làm nước tiệt trùng bát đĩa, máy ozone còn diệt khuẩn trong không khí làm giảm khả năng lây bệnh qua đường hô hấp?”.
Cùng chung nỗi lo sống chung với thực phẩm “bẩn”, chị Thu Hiên (Hoàng Hoa Thám, Tân Bình) cho biết, gia đình chị mua máy sục ozone được hơn 2 tháng. Hàng ngày, cứ mua rau, quả, thịt về chế biến chị đều cho vào máy “giải độc”. Sau 5-10 phút sục khí ozone, miếng thịt lợn trông đỏ hơn, tươi hơn.
Chị Hiên cho biết đã tìm hiểu kỹ về công năng của ozone từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Đặc tính hóa học của ozone là phân hủy nhiều chất hữu cơ, tiêu diệt bào tử nấm và vi khuẩn. “Một đặc tính nổi bật của ozone là sau khi xử lý bản thân nó lại biến thành dưỡng khí (oxy), hoàn toàn không độc hại”, chị Hiên nói.
Cũng vì tính năng “giải độc” đa năng, nhiều người đã mua máy khử độc bằng khí ozone (hay còn gọi máy sục bằng khí ozone). Sản phẩm này được bán phổ biến tại các siêu thị, trung tâm điện tử, điện máy với giá từ 720 nghìn đồng đến 2, 5 triệu đồng/máy.
Thậm chí có nhiều loại máy được quảng cáo là hàng xách tay có giá 5- 6 triệu đồng /máy, cá biệt có loại máy lên tới 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, việc sử dụng ozone để rửa thực phẩm nhằm khử các loại nấm bệnh và thuốc bảo vệ thực vật dẫu có phần nào tác dụng nhưng các chuyên gia khuyến cáo, máy “giải độc” tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Công dụng “giải độc” của máy ozone…chỉ là quảng cáo
Trong khi nhiều người tin máy tạo ozone khử độc loại bỏ tất cả chất độc trong rau, củ quả… thì giới khoa học lại nói không có tác dụng gì.
Theo TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải – người có nhiều năm nghiên cứu về ozone (còn được gọi là “ông già ozone”) cho biết, trong thực tế đúng là ozone có khả năng phân hủy thuốc trừ sâu (và các thuốc bảo vệ thực vật nói chung). Tuy nhiên, việc phân hủy này hiệu quả đến đâu còn tùy loại thuốc, có loại bị phân hủy ngay cũng có loại phải ngâm đến 6 giờ cũng không “sạch” và khả năng phân hủy cũng tùy lượng ozone được đưa vào (nghĩa là tùy vào công suất, chất lượng máy phát ozone).
Hơn nữa, ozone không phân biệt được chất độc hại hay chất bổ dưỡng. Nghĩa là cứ gặp hóa chất trong thực phẩm là nó phân hủy, do đó một phần chất hữu ích bị mất đi do tác dụng của ozone. TS. Khải quả quyết: “Có một quan điểm sai lầm, cứ dùng máy “giải độc” là sẽ làm sạch thực phẩm, nhưng khi ngâm rau, quả lâu trong ozone cũng làm mất chất (giảm lượng vitamin), thậm chí có thể làm nẫu rau.
TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải – người có nhiều năm nghiên cứu về ozone (còn được gọi là “ông già ozone”)
Cần chú ý thêm một câu hỏi rất khó giải đáp là liệu sau khi bị ozone phân hủy thì các thuốc trừ sâu đó sẽ tạo thành các chất mới độc tính đến đâu, ít độc hơn bản thân thuốc trừ sâu hay ngược lại?”.
Theo nghiên cứu của TS. Khải, trong quá trình hoạt động máy còn tạo ra oxit nitơ rất hại cho đường hô hấp. Một máy ozone đúng tiêu chuẩn cần phải có bộ phận xử lý làm khô không khí (thiết bị khử ẩm) để khắc phục tình trạng tạo ra oxit nitơ. Nhưng hiện đa số các máy ozone bán trên thị trường đều không có bộ phận này vì làm giá thành máy tăng cao.
TS. Khải dẫn chứng, khi rửa nhiều loại quả cùng một lúc, nó sẽ cọ vào nhau thì chất bẩn bám bên ngoài (ví dụ đất, nấm mốc) có thể trôi đi. Nhưng khi tôi thử nghiệm, cho một quả cà chua vẫn còn ít đất bám ở vỏ vào máy sục ozone thì sau 10 phút quả cà chua vẫn không được làm sạch đất. Vậy thì tương tự với các chất độc, có những loại chất độc sẽ không khử được. Có những hóa chất sau khi sục ozone sẽ được giảm đi, nhưng có loại thì tính chất không thay đổi, thậm chí tăng lên.
“Tiền mất, tật mang” khi sử dụng máy ozone
Theo các chuyên gia khuyến cáo, một tác dụng ngược của ozone cần được cảnh báo: Để có tác dụng phân hủy các hóa chất, sát khuẩn thì máy tạo khí ozone phải đạt nồng độ ozone đủ lớn. Nhưng khi đó, ozone thoát ra từ quá trình sục rửa thực phẩm có hại cho sức khỏe của người sử dụng, nhất là đối với những người phổi yếu hoặc hen suyễn. Khí ozone dễ gây ra những bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi… chủ yếu ở hệ thần kinh và đường hô hấp.
Ngoài ra, máy ozone còn gây nguy cơ Ung thư vòm họng. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nho, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, hầu hết máy ozone bán trên thị trường không an toàn cho người sử dụng bởi máy tạo ra khí oxit nitơ. Khí này bám vào vòm họng và được xem là một trong những nguy cơ gây nên ung thư vòm họng.
PGS.TS Nguyễn Văn Nho phân tích, mùi khi dùng máy ozone chính là mùi oxit nitơ. “Để muốn tạo ozone sạch phải sử dụng oxy sạch. Các máy sản xuất đơn giản sẽ tạo ra nhiều khí độc. Trường hợp lấy không khí từ ngoài vào là hoàn toàn không sạch, bởi không khí chứa đến 70% khí nitơ. Qua phân hủy khí nitơ này sẽ thành oxit nitơ và ozone. Lượng ozone không lớn còn khí oxit nitơ lại cao hơn”.
Oxit nitơ cực kỳ độc hại đối với người sử dụng, đặc biệt là khi ăn kèm thực phẩm chứa chất này với mắm tôm hay sản phẩm lên men tạo nên sự phân hủy oxit nitơ. Khí này bám vào vòm họng và được xem là một trong những nguy cơ gây nên ung thư vòm họng.
Phương pháp nào để thải độc cơ thể khỏi vấn nạn thực phẩm bẩn?
Trước cơn bão thực phẩm bẩn như vậy, “ăn gì để không bệnh, ăn gì để không chết” đã trở thành câu hỏi hàng ngày của mỗi người dân việt. Và câu trả lời là: Ở Việt Nam không ăn thì chết luôn, ăn thì chết từ từ, có muốn cũng không thể tránh được thực phẩm bẩn. Nếu muốn sống trong lành không nhiễm độc, bạn phải về sống ở vùng núi trong lành, tự nuôi trồng thực phẩm để ăn. Đây là điều phi lý, không ai trong chúng ta có thể thực hiện được. Vậy muốn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân, bạn buộc phải trang bị kiến thức để SỐNG CHUNG VỚI LŨ.
May mắn thay, các chuyên gia dinh dưỡng, ung thư đã đưa ra 2 lời khuyên giúp bạn vượt qua cơn bão này.
- Trang bị đầy đủ kiến thức để lựa chọn được thực phẩm sạch.
Trong tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan khắp thị trường, khiến việc chuẩn bị bữa cơm hàng ngày đang trở thành thách thức lớn, bởi ăn gì cũng sợ nhiễm độc. Theo thống kê của Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm TP HCM, có hơn 80% phụ nữ chưa biết cách chọn thực phẩm an toàn. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây Ung thư và nhiều loại bệnh tật nguy hiểm. Chính vì vậy việc trang bị kiến thức đầy đủ về phân biệt và lựa chọn thực phẩm sạch là hết sức thiết yếu. Để tìm hiểu những cách lựa chọn thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình vui lòng tham khảo:
XEM THÊM: Bí quyết lựa chọn thực phẩm sạch cho cả gia đình
- Chủ động thải độc cơ thể
Trong cơ thể vốn có hệ thống giúp duy trì việc đào thải độc tố, tuy nhiên trong môi trường sống bị bủa vây bởi vô vàn độc tố từ: ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, xăng xe, khói bụi, hóa chất…khiến cho hệ thống này bị quá tải. Một khi độc tố bị tích tụ quá nhiều và quá lâu trong cơ thể thì chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật và Ung thư.
Hệ thống nhà thuốc và Đặt hàng online
Thông tin đặt hàng (*):